Bài viết này, BO sẽ chia sẻ đến bạn về thông tin tiền Việt Nam qua các thời kỳ và các mệnh giá tiền Việt Nam.
Xuôi theo dòng chảy của lịch sử, đồng tiền Việt Nam cũng trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Những sự đổi mới, những thăng trầm và sự tiến bộ. Chính vì thế, lịch sử đồng tiền việt nam là một chủ đề khá hấp dẫn được nhiều người quan tâm về tờ tiền đắt giá nhất Việt Nam với các tờ tiền Việt Nam và các loại tiền Việt Nam.
- Lý thuyết Gann là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa mô hình Gann
- Cổ phiếu esop là gì? Điều kiện phát hành và giá của cổ phiếu Esop
- Bật mí về phí giao dịch chứng khoán của các sàn và cách tính
- Lending là gì? Cách thức hoạt động của lending
- Coin top là gì? Một số Coin top phổ biến nhất năm 2021
Contents
- 1 Tìm hiểu về tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử – các loại tiền Việt Nam
- 1.1 Tiền giấy Thông bảo hội sao – các tờ tiền của Việt Nam
- 1.2 Giấy bạc Đông Dương – các tờ tiền của Việt Nam
- 1.3 Tiền giấy bạc cụ Hồ – tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ
- 1.4 Tiền giấy ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành
- 1.5 Tiền sau giải phóng 1975 – tờ tiền đắt giá nhất Việt Nam
- 1.6 Tiền đồng năm 1985 – các mệnh giá tiền Việt Nam:
- 1.7 Tiền giấy Việt Nam thế kỷ XX – tờ tiền đắt nhất Việt Nam
- 1.8 Tiền Polyme hiện tại – các tờ tiền Việt Nam
- 2 Tiền xu Việt Nam có bao nhiêu mệnh giá tờ tiền Việt Nam
- 3 Các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay
- 4 Lời kết các loại tiền Việt Nam
Tìm hiểu về tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử – các loại tiền Việt Nam
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về lịch sử tiền việt nam qua các thời kỳ lịch sử của nước ta, để hiểu hơn rằng lịch sử tiền tệ việt nam qua các thời kỳ đã có sự thay đổi và tiến bộ như thế nào về các tờ tiền của Việt Nam.
Tiền giấy Thông bảo hội sao – các tờ tiền của Việt Nam
Đồng tiền này được ra đời vào năm 1393, vào thời nhà Hồ, đây có thể được xem là đồng tiền giấy đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy nền kinh tế còn chưa phát triển nên các chính sách sản xuất về tiền giấy bị thất bại, mà thay vào đó là việc sử dụng các đồng tiền xu hoặc mua bán vật chất, hàng hóa.
Giấy bạc Đông Dương – các tờ tiền của Việt Nam

Được ra đời vào khoảng thời gian từ 1885 – 1954, thời gian mà Đông Dương đang chịu sự quản lý của Pháp. Đồng tiền giấy Đông Dương có mệnh giá 100 đồng bạc được coi là tiền giấy được phát hành và lưu thông đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, còn sử dụng thêm tờ 1 đồng nhưng giá trị của tờ này rất thấp.
Trên tờ tiền này được in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của nước Lào – Campuchia – Việt Nam, thể hiện nên tình hữu nghị của 3 nước. Đây được xem như một dấu mốc cho tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ.
Tiền giấy bạc cụ Hồ – tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ

Đồng tiền này được phát hành và lưu thông vào 1947, thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Sự ra đời của tờ tiền giấy bạc cụ Hồ như một lời khẳng định cho nền chủ quyền độc lập tự do của nước ta do chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính ban hành.
Sở dĩ tờ tiền này được gọi là tiền giấy bạc cụ Hồ bởi mặt trước của nó có in hình của cụ Hồ và dòng chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được in bằng chữ quốc ngữ – Hán ngữ. Mặc sau của tờ tiền này có in hình công – nông – binh với những con số ghi mệnh giá theo số Ả – Rập hoặc ghi bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Các mệnh giá tiền Việt Nam đồng vào thời điểm ấy gồm tờ 1 đồng, tờ 5 đồng, tờ 10 đồng, tờ 20 đồng, tờ 50 đồng, tờ 100 đồng và tờ 500 đồng
Tiền giấy ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành
Vào ngày 6/5/1951, chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập ra ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với nhiệm vụ là phát hành tiền giấy bạc, quản lý kho bạc nhà nước, tiến hành thực hiện các chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để thực hiện quản lý tiền tệ và thể hiện sự đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp.

Các mệnh giá tiền Việt Nam vào lúc đấy gồm có tờ 1 đồng, tờ 10 đồng, tờ 20 đồng, tờ 50 đồng, tờ 100 đồng, tờ 200 đồng, tờ 500 đồng ngân hàng quốc gia việt nam, tờ 1000 đồng, tờ 5000 đồng. Hình thức in tiền giấy vào thời này cũng tương tự với những lần trước đây, chỉ là ở mặt sau nó được in màu sắc tương ứng với mệnh giá tờ tiền.
Các mệnh giá tiền Việt Nam lúc này khá có giá hơn so với thời trước. Một tờ tiền 1 đồng tiền giấy Ngân hàng sẽ đổi được 10 đồng tiền giấy bạc cụ Hồ, nhằm thu hồi lại những loại tiền cũ và lưu thông rộng rãi đồng tiền mới. Đặc biệt, vào thời điểm 2/1959 – 10/1960, giá trị của 1 đồng tiền này có thể đổi được 1,36 rúp (tiền Liên Xô) và 1,2 USD (đô la Mỹ).
Tiền sau giải phóng 1975 – tờ tiền đắt giá nhất Việt Nam

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tiền lưu thông ở miền nam đã bị mất giá, do đó đã dẫn đến việc phát hành tiền mới với tên là Tiền giải phóng. Nước ta lại bắt đầu tiến hành thu hồi những đồng tiền cũ và bắt đầu lưu thông tiền mới. Các mệnh giá tiền Việt Nam gồm có tờ 5 hào, tờ 1 đồng, tờ 5 đồng, tờ 10 đồng, tờ 20 đồng, tờ 30 đồng, tờ 50 đồng, tờ 100 đồng.
Tiền đồng năm 1985 – các mệnh giá tiền Việt Nam:
Vào năm 1985, trước tình hình nền kinh tế phức tạp và nguồn tiền mặt đang bị khan hiếm, nhà nước đã thực hiện chính sách 10 đồng tiền cũ thành 1 đồng tiền mới. Cùng với đó ban hành các mệnh giá tiền Việt Nam khác nhau, mệnh giá tiền đồng Việt Nam năm 1985 được phát hành là tờ 10 đồng, tờ 20 đồng và tờ 50 đồng tiền Việt Nam để giải quyết cho tình hình lúc này.
Tiền giấy Việt Nam thế kỷ XX – tờ tiền đắt nhất Việt Nam

Tại giai đoạn này, tiền giấy được in bằng chất liệu giấy cotton. Các mệnh giá tiền Việt Nam đã được bổ sung thêm, cụ thể là:
- Vào năm 1990: phát hành đồng tiền mệnh giá 10.000 và 20.000
- Ngày 15/10/1994: cho phát hành tờ tiền 50.000
- Ngày 1/9/2000: cho phát hành tờ 100.000
Ngoài ra, lúc này việc sử dụng tiền xu cũng đang được thu hồi lại và xếp vào mục vật lưu niệm.
Tiền Polyme hiện tại – các tờ tiền Việt Nam

Hiện nay, các tờ tiền Việt Nam đều được sản xuất bằng chất liệu Polyme với các mệnh giá tiền Việt Nam gồm có tờ 10.000 VNĐ, tờ 20.000 VNĐ, tờ 50.000 VNĐ, tờ 100.000VNĐ, tờ 200.000 VNĐ, tờ 500.000VNĐ, để thay thế cho những mệnh giá trước đây. Ngoài ra, nhà nước vẫn cho phép lưu hành những tờ tiền có mệnh giá 1.000 VNĐ, 2.000 VNĐ và 5.000 VNĐ để giúp cho việc giao dịch được thuận tiện hơn
Tiền xu Việt Nam có bao nhiêu mệnh giá tờ tiền Việt Nam
Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu tiên vào giữa thế kỷ thứ 10, dưới thời nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời trị vì của vua Đinh Bộ Lĩnh. Trong thời phong kiến, hầu hết mọi vị vua đều phát hành một loại tiền tệ mới. Đôi khi, việc thay đổi thời đại của nhà vua cũng phát hành lại tiền. Trong một thời gian dài, tiền xu được coi là loại tiền tệ lưu hành duy nhất ở nước ta và chính vì thế tiền xu cổ việt nam qua các thời kỳ có sự thay đổi rất lớn.
Tiền xu cổ Việt Nam qua các thời kỳ – tờ tiền đắt nhất Việt Nam:
Năm 1945-1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát hành một bộ tiền xu với 6 mệnh giá, bao gồm: 20 xu, 5 xu, 1 đồng và 2 đồng. Đặc biệt, mệnh giá của 2 đồng xu được làm bằng chất liệu đồng thau, trong khi các đồng xu khác được làm bằng nhôm với mệnh giá tiền xu Việt Nam.
Năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (miền Bắc) đã phát hành thêm 3 đồng tiền nhôm, mệnh giá 1 cent, 2 cent và 5 cent. Mặt trước của những đồng tiền này được in quốc huy, ở giữa đồng xu có một lỗ tròn lớn.
Năm 1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành thêm bộ tiền xu với mệnh giá từ 1 xu trở lên. Nghệ thuật trên đồng tiền này khá giống với những đồng tiền ra đời vào năm 2003.
Năm 2003, các đồng tiền có mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng đã được đưa vào lưu thông, nhằm thay thế dần tiền bông có mệnh giá tương đương. Các mệnh giá 200, 500 đồng việt nam được làm bằng thép mạ niken, tiền xu 1.000 và 2.000 đồng được làm bằng thép mạ đồng, trong khi đồng xu 5.000 đồng được làm bằng hợp kim đồng-nhôm-niken, mặt bên được rãnh bằng vỏ sò.
Tiền xu việt nam qua các thời kỳ đã trải qua nhiều sự thay đổi, cho đến hiện nay, loại tiền này hầu như không còn được sử dụng vì nó khá bất tiện trong việc lưu trữ và sử dụng cũng như chất lượng không đảm bảo được lâu dài.
Các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay
Mệnh giá 500.000 đồng

Được phát hành vào ngày 17/1/2003, kích thước tiền 500.000 đồng là 152mm x 65mm, được in bằng chất liệu Polyme với màu sắc tổng thể là màu lơ tím sẫm. Mặt trước của tờ tiền được in dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với hình của chủ tịch Hồ Chí Minh và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí.
Mặt sau in dòng chữ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ý nghĩa hình ảnh trên tiền việt nam 500.000 đồng là hình nhà ở của bác ở Kim Liên và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí. Và đây cũng là đồng tiền có mệnh giá cao nhất trong các mệnh giá tiền Việt Nam.
Mệnh giá 200.000 đồng

Tờ tiền này được phát hành vào 30/08/2006, với kích thước là 148mm x 65mm, được in bằng chất liệu Polyme với màu đỏ nâu là màu tổng thể. Chất liệu duy nhất của tờ mệnh giá này là Polyme, nước ta không phát hành 200.000 tiền giấy
Hình nền tiền việt nam mệnh giá 200.000 có mặt trước ghi dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình Quốc huy hình chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 200.000 đồng được ghi bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí.
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình phong cảnh của vịnh Hạ Long, mệnh giá 200.000 đồng được ghi bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí các mệnh giá tiền Việt Nam.
Mệnh giá 100.000 đồng

Tờ tiền này được phát hành vào 01/09/2004, với kích thước là 144mm x 65mm, được in bằng chất liệu Polyme với màu xanh lá cây đậm nhạt là màu tổng thể của các mệnh giá tiền Việt Nam.
Mặc trước gồm có: dòng chữ ghi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 100.000 đồng được ghi bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình phong cảnh văn miếu Quốc Tử giám, mệnh giá 100.000 đồng được ghi bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mệnh giá 50.000 đồng

Tờ tiền này được phát hành vào 17/12/2003, với kích thước là 144mm x 65mm, được in bằng chất liệu Polyme với màu xanh lá cây đậm nhạt là màu tổng thể.
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 50.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình phong cảnh Huế, mệnh giá 50.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mệnh giá 20.000 đồng

Tờ tiền này được phát hành vào 17/5/2006, với kích thước là 136mm x 65mm, được in bằng chất liệu Polyme với màu xanh lơ đậm là màu tổng thể.
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 20.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam, mệnh giá 20.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mệnh giá 10.000 đồng – các mệnh giá tiền Việt Nam

Tờ tiền này được phát hành vào 30/08/2006, với kích thước là 132mm x 60mm, được in bằng chất liệu Polyme với màu nâu đậm trên nền màu vàng xanh là màu tổng thể.
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 10.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình cảnh khai thác dầu khí, mệnh giá 10.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí cho các mệnh giá tiền Việt Nam.
Mệnh giá 5.000 đồng

Tờ mệnh giá này được phát hành khá lâu và hiện vẫn là một trong các mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành rộng rãi. Tờ tiền này được phát hành vào 15/01/1993, với kích thước là 134mm x 64mm, được in bằng chất liệu giấy cotton với màu tổng thể là màu xanh lơ sẫm
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 5.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình phong cảnh thuỷ điện Trị An, mệnh giá 5.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mệnh giá 2.000 đồng

Tờ tiền này được phát hành vào 20/10/1989, với kích thước là 134mm x 65mm, được in bằng chất liệu giấy cotton với màu tổng thể là màu nâu sẫm
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 2.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình ảnh xưởng dệt, mệnh giá 2.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mệnh giá 1.000 đồng

Tờ tiền này được phát hành vào 20/10/1989, với kích thước là 134mm x 65mm, được in bằng chất liệu giấy cotton với màu tổng thể là màu tím trắng
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 1.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí.
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình những người lao động đang cưỡi voi, khai thác gỗ tại Tây nguyên, mệnh giá 1.000 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí.
Mệnh giá 500 đồng

Tờ mệnh giá này được phát hành khá lâu và hiện tờ có mệnh giá thấp nhất trong các mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành rộng rãi. Tờ tiền này được phát hành vào 15/08/1989, với kích thước là 130mm x 65mm, được in bằng chất liệu giấy cotton với màu tổng thể là màu đỏ cánh sen
Mặc trước gồm có dòng chữ ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hình quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 500 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Mặc sau được in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình phong cảnh cảng Hải Phòng, mệnh giá 500 đồng được in bằng chữ và số và những họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được sử dụng để trang trí
Lời kết các loại tiền Việt Nam
Trên đây là toàn bộ những thông tin về các mệnh giá tiền Việt Nam và các loại tiền Việt Nam qua các thời kỳ. Binary Option VN mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bộ tiền giấy việt nam theo từng thời điểm lịch sử và giúp bạn hiểu hơn về đất nước Việt Nam của chúng ta.
Thảo luận về bài viết này