Banner
Call Us: + (84) 287 301 9986
Mail Us: lienhe@bo.com.vn
Live Account
Tuyển dụng
No Result
View All Result
Binary Option Viet Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Kiến thức
    • Kiến thức căn bản
    • Kinh nghiệm đầu tư
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức vàng
  • Phân tích
    • Phân tích kỹ thuật
  • Đánh giá sàn
    • Đánh giá sàn BO
    • Đánh giá sàn Forex
  • Tin tức
  • Chiến lược giao dịch
  • Bên lề
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Kiến thức
    • Kiến thức căn bản
    • Kinh nghiệm đầu tư
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức vàng
  • Phân tích
    • Phân tích kỹ thuật
  • Đánh giá sàn
    • Đánh giá sàn BO
    • Đánh giá sàn Forex
  • Tin tức
  • Chiến lược giao dịch
  • Bên lề
Binary Option Viet Nam
No Result
View All Result
Trang chủ Phân tích Phân tích kỹ thuật

Giải mã chỉ báo ROC là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết

toothanhdoong đăng bởi toothanhdoong
6 Tháng Mười Hai, 2021
Chuyên mục: Phân tích kỹ thuật, Phân tích
0
Giải mã chỉ báo ROC là gì? Và hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất

Giải mã chỉ báo ROC là gì? Và hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất

Chỉ báo ROC là một trong những chỉ báo được nhiều nhà đầu tư sử dụng thường xuyên trong quá trình giao dịch trên thị trường của mình. Bởi chỉ số này không chỉ giúp cho các trader nhận biết được phần trăm thay đổi của mức giá mà còn xác định được dấu hiệu khi rơi vào vùng quá mua hay quá bán. Nhờ vậy, mà giúp nhà đầu tư rất nhiều trong việc thực hiện phân tích, đưa ra quyết định giao dịch, nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư.

  • Tick volume là gì? Những điều nhà đầu tư cần nên biết
  • Mô hình Pitchfork là gì? Cách vẽ mô hình Pitchfork chính xác nhất
  • Thông tin cơ bản về Mô hình nến Bullish Kicking
  • Mô hình Flag là gì? Áp dụng như thế nào trong đầu tư
  • Mô hình Channel là gì? Cách ứng dụng mô hình kênh giá trong đầu tư

Vậy, chỉ số ROC là gì? Công thức tính chỉ báo là gì và cách sử dụng ra sao. Bo.com.vn sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết dưới đây

Contents

  • 1 Chỉ báo ROC là gì
  • 2 Công thức tính ROC
  • 3 Hướng dẫn sử dụng chỉ báo ROC
    • 3.1 Xác định xu hướng
    • 3.2 Các xác định dấu hiệu quá mua / quá bán
  • 4 Lời kết
    • 4.1 Share this:

Chỉ báo ROC là gì

Chỉ báo ROC (The Rate of Change) có nghĩa là chỉ báo tốc độ thay đổi, hay gọi đơn giản là Momentum. Chỉ báo này dùng để đo lường tốc độ biến động về giá của giai đoạn này sang giai đoạn kia. Ngoài ra ROC còn có thể tính bằng cách so sánh sự biến động của giá trong giai đoạn tính đó.

Chỉ báo ROC là gì
Chỉ báo ROC là gì

Để có thể phát huy được tất cả tính năng và hiệu quả của chỉ báo ROC trong việc giúp nhà đầu tư xác định được động lượng và các điều kiện khi nằm trong vùng quá mua hoặc quá bán, chỉ báo này nên được mô tả dưới dạng phần trăm.

Khi nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này trên các biểu đồ để đánh giá, phân tích thì màn hình sẽ hiển thị ra hai dòng như sau:

  • Dòng thứ nhất chính là Centreline, có nghĩa là lúc này đường tâm và đường thường sẽ là đường số 0
  • Dòng thứ hai được xem là dòng tín hiệu, nhà đầu tư dựa vào đây để nhận định về những biến động giá của thị trường. Những đường này có 2 màu khác nhau, màu lên là Color Up, màu xuống là Color Down.

Công thức tính ROC

Chỉ báo ROC được tính dựa trên những cách thức mà giúp cho nhà đầu tư có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét được giá hiện tại đã và đang biến đổi ra sao trên thị trường so với khoảng thời gian được xác định từ trước. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là tỷ lệ phần trăm sự biến đổi của giá ở hiện tại so với mức giá N ở giai đoạn trước đó.

Công thức tính chỉ báo ROC là: 

ROC = [( mức giá đóng cửa – mức giá đóng cửa của n chu kỳ ở giai đoạn trước đó) / ( mức giá đóng cửa của n chu kỳ giai đoạn trước đó)] x 100

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo ROC

Xác định xu hướng

Chỉ báo ROC là dùng để đo lường về tỷ lệ phần trăm sự biến động về giá trên thị trường trong một khoảng thời gian được xác định. Do đó, khi giá có xu hướng tăng lên thì chỉ báo này sẽ có giá trị là số dương, ngược lại khi giá có xu hướng giảm thì chỉ báo sẽ có giá trị là số âm

Xu hướng được xem là đang tăng nếu chỉ báo này nằm ở phía trên mức 0 và sẽ là giảm nếu như chỉ báo nằm dưới mức 0. Để hiểu rõ hơn chúng ta đi phân tích 4 chỉ báo ROC với chu kỳ lần lượt là 250 ngày, 125 ngày, 63 ngày và 21 ngày trên biểu đồ IBM của hình dưới đây.

Chỉ báo ROC xác định xu hướng
Chỉ báo ROC xác định xu hướng

Những con số chu kỳ đánh giá có ý nghĩa là như sau: Trong một năm sẽ có khoảng 250 ngày giao dịch, nửa năm có khoảng 125 ngày, trong 1 quý có 63 ngày giao dịch và 1 tháng là 21 ngày. Như vậy, 4 chỉ báo ROC kia thể hiện cho phần trăm sự thay đổi giá sau khoảng thời gian là 1 năm, 6 tháng, 1 quý và 1 tháng.

Ta thấy rằng, về cơ bản thì xu hướng dài hạn sẽ là tăng khi mà cả chỉ báo ROC 250 và ROC 125 đều ở vị trí nằm phía trên mức 0. Với nhận định này, ta sẽ xác định được 3 đường xu hướng khác nhau như sau:

Sử dụng chỉ báo ROC xác định xu hướng
Sử dụng chỉ báo ROC xác định xu hướng

Xu hướng đầu tiên (xem từ trái qua phải) cho đến 9/2008 sẽ là mức tăng khi mà chỉ số ROC 250 và ROC 125 đều cắt xuống dưới mức 0. Vào tháng 9/2009, chỉ báo ROC đã cắt lên trên mức 0 và cho thấy dấu hiệu của xu hướng tăng trong dài hạn.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, khi mà giá bước vào giai đoạn tích lũy thì ROC 125 và ROC 63 đã có sự dao động gần với mức 0 sau nhiều tháng ở vị trí vùng dương. Đây có thể là một tín hiệu cảnh báo cho việc sắp có sự đảo chiều xảy ra. Nếu như giá có sự phá vỡ vùng tích lũy của 6 tháng qua và chỉ báo ROC 250 ở dưới mức 0 thì cho thấy có thể thị trường sẽ bắt đầu rơi vào xu hướng giảm.

Xem thêm:

  • Phân tích mô hình nến Gravestone Doji trong giao dịch nhị phân
  • Dư mua dư bán là gì trong chứng khoán
  • Tất tần tật kiến thức về mô hình nến Inside Bar
  • Cách tính lợi nhuận forex chi tiết nhất dành cho trader
  • Bật mí ưu nhược điểm tài khoản ECN LiteFinance

Các xác định dấu hiệu quá mua / quá bán

Mặc dù chỉ báo ROC không chỉ ra được vùng quá mua/quá bán một cách quá rõ ràng, nhưng có nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này để tìm kiếm những vùng cực đại khiến giá có thể đảo chiều. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi phân tích chi tiết vấn đề này dựa trên biểu đồ Aetna dưới đây.

Tín hiệu quá bán từ chỉ báo ROC
Tín hiệu quá bán từ chỉ báo ROC

Những đỉnh đáy cao dần lên giúp cho nhận định về xu hướng chính tăng thêm phần chắc chắn. Vì vậy, dấu hiệu quá bán được chỉ báo ROC đưa ra sẽ là một cơ hội tiềm năng hấp dẫn để những nhà đầu tư đi theo xu hướng tăng. Nhìn vào biểu đồ ra thấy đấy tháng 5, tháng 6/2009 và mức -10% được dùng để làm ngưỡng quá bán. Từ đó ta thấy được 2 tín hiệu đảo chiều đầy tiềm năng lần lượt vào 10/2009 và đầu 2/2010 khi mà ROC ở vị trí cắt xuống dưới mức -10%. 

Phân tích biểu đồ MSFT dưới đây ta thấy được một số tín hiệu cho việc quá mua (trục màu đỏ) từ ROC 20 đang trong xu hướng giảm và đã tồn tại từ 11/2007. Dựa vào đỉnh của cuối tháng 12/2007, mức +10% được dùng làm ngưỡng quá mua.

Ngoài ra, ta cũng thấy được tín hiệu của quá mua tiếp theo được xuất hiện vào cuối 4/2008 và được củng cố khi mà giá đang có sự phá vỡ đường xu hướng tăng (màu xanh lam). Tín hiệu cuối cùng ta ghi nhận được là sẽ vào đầu tháng 8 và nó được củng cố khi mà giá có sự phá vỡ hỗ trợ (màu xanh lục) vào thời gian giữa tháng 9.

Chỉ báo ROC xác định quá mua trong xu hướng giảm
Chỉ báo ROC xác định quá mua trong xu hướng giảm

Theo biểu đồ ANF, ta thấy giá đi ngang từ 10/2006 – 2/2008. Với ngưỡng quá mua +10% (Trục dọc xanh lục) và quá bán -10% (trục dọc đỏ) của chỉ báo ROC 20 cho thấy sự báo hiệu đổi chiều khá tốt. Nhưng việc xác định thời điểm đảo chiều và những tín hiệu củng cố trong thực tế thường khó hơn do tính biến động của thị trường. Do vậy, các nhà đầu tư có thể khắc phục điều này bằng cách thay vì sử dụng biểu đồ giá thì sẽ thay vào đó là sử dụng đường trung bình động hàm mũ. 

Chỉ báo ROC trong xu hướng đi ngang
Chỉ báo ROC trong xu hướng đi ngang

Giá ANF sẽ được thay thế bằng đường EMA 10 (có màu đen), đường chỉ báo MA 20 ngày sẽ thay bằng đường MA 30 ngày và chỉ báo ROC 20 ngày sẽ được làm mượt với đường SMA 5 ngày. Phân tích biểu đồ dưới ta có thể thấy được rằng đường SMA 5 ngày đã tạo ra ít tín hiệu quá mua/quá bán hơn so với chỉ báo ROC thông thường, mặc dù kết quả vẫn còn có độ nhiễu.

Biểu đồ giao dich sau khi hiệu chỉnh của ANF
Biểu đồ giao dich sau khi hiệu chỉnh của ANF

Các mũi tên màu xanh lục và màu đỏ có tác dụng đánh dấu cho những điểm đường EMA 10 ngày cắt lên đường EMA 30 (củng cố cho tín hiệu quá mua) và đường EMA 10 cắt xuống đường EMA 30 (củng cố cho tín hiệu quá bán) với rất ít hoặc không có tín hiệu sai.

Lời kết

Chỉ báo ROC đo lường sự biến động về giá giữa các thời kỳ và không bị giới hạn bởi những vùng quá mua/ quá bán cụ thể. Tỷ lệ thay đổi tăng sẽ phản ánh cho việc giá tăng và ngược lại. Việc xác định các ngưỡng này sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu trước đó cũng như mức biến động của sản phẩm. Với những sản phẩm có sự biến động mạnh các nhà đầu tư có thể sử dụng mức +15% và -15%, ngược lại với sản phẩm biến động ít nhà đầu tư hoàn toàn có thể áp dụng mức +5% và -5%.

Chỉ số này là một trong những chỉ số mà nhà đầu tư cần nên biết và hiểu rõ khi tham gia vào thị trường đầu tư. Mong rằng, qua bài viết trên sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ số này và áp dụng được nó một cách hiệu quả.

Bình chọn cho bài viết

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Tags: Chỉ báo ROC là gìcông thức tính ROC
Quay lại

Tick volume là gì? Những điều nhà đầu tư cần nên biết

Tiếp theo

Phân tích kỹ thuật đô la Canada: Loonie đã chạm đáy chưa? - Thiết lập cho CAD / JPY, USD / CAD

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách khống chế tâm lý giao dịch Forex
Phân tích kỹ thuật

Hướng dẫn cách khống chế tâm lý giao dịch Forex

25 Tháng Mười, 2022
Hướng dẫn cách chọn kích thước giao dịch Forex phù hợp
Phân tích kỹ thuật

Hướng dẫn cách chọn kích thước giao dịch Forex phù hợp

15 Tháng Mười Hai, 2022
Những điều cần biết để thành công với mô hình sóng Wolfe Wave
Phân tích kỹ thuật

Những điều cần biết về mô hình sóng Wolfe Wave

11 Tháng Mười, 2022
Pump và Dump là gì? Cách để nhận diện Pump và Dump
Phân tích kỹ thuật

Pump và Dump là gì? Cách để nhận diện Pump và Dump

3 Tháng Một, 2023
Kiến thức cơ bản về V-Shaped Recovery (Mô hình hồi phục chữ V)
Phân tích kỹ thuật

Kiến thức cơ bản về V-Shaped Recovery (Mô hình hồi phục chữ V)

4 Tháng Bảy, 2022
Spot Market là gì? Sự khác nhau giữa Spot Và Future Market
Phân tích kỹ thuật

Spot Market là gì? Sự khác nhau giữa Spot Và Future Market

20 Tháng Hai, 2023
Tiếp theo
Phân tích kỹ thuật đô la Canada

Phân tích kỹ thuật đô la Canada: Loonie đã chạm đáy chưa? - Thiết lập cho CAD / JPY, USD / CAD

Thảo luận về bài viết này

Bài viết mới

Cách phát triển chiến lược giao dịch ngoại hối thành công

Cách phát triển chiến lược giao dịch ngoại hối thành công

21 Tháng Tư, 2023
Ecoin là gì? Các tính năng chính của dự án

Ecoin là gì? Các tính năng chính của dự án

24 Tháng Hai, 2023
Thông tin chi tiết về sàn giao dịch Litefinance

Thông tin chi tiết về sàn giao dịch Litefinance

24 Tháng Hai, 2023
Phân tích giá USD/CAD: Biện minh cho nến quay đầu giảm giá giảm xuống 1,3500

Phân tích giá USD/CAD: Biện minh cho nến quay đầu giảm giá giảm xuống 1,3500

24 Tháng Hai, 2023
Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản tăng đạt mức cao nhất trong 41 năm vào tháng 1

Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản tăng đạt mức cao nhất trong 41 năm vào tháng 1

24 Tháng Hai, 2023
Phân tích giá GBP/USD: Thoát khỏi đường hỗ trợ ngay lập tức về phía 1,2100

Phân tích giá GBP/USD: Thoát khỏi đường hỗ trợ ngay lập tức về phía 1,2100

23 Tháng Hai, 2023
lienhe@bo.com.vn
T.46 – Bitexco Financial Building, 02 Hải Triều, Q.1, HCM
028 730 19986
logo
Về đầu trang
Menu
  • Giới thiệu
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Phân tích
  • Đánh giá sàn BO
  • Đánh giá sàn Forex
  • Đối tác: forex.com.vn
Bài viết nổi bật
  • Tin tức Binary Option
  • Binary Option là gì?
  • Kiến thức căn bản
  • Trade BO là gì?
Bài viết khác
  • Binary Option có lừa đảo không?
  • Tìm hiểu về Binary Option
  • Top 5 các sàn giao dịch Binary Option uy tín
  • Top 5 các sàn forex uy tín nhất trên toàn cầu

Copyright ©2021 BO. Chuyên trang tin tức về Binary Option.

Giao dịch forex mang một mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và có thể dẫn đến mất vốn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần thiết. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi tại lienhe@bo.com.vn.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Kiến thức
    • Kiến thức căn bản
    • Kinh nghiệm đầu tư
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức vàng
  • Phân tích
    • Phân tích kỹ thuật
  • Đánh giá sàn
    • Đánh giá sàn BO
    • Đánh giá sàn Forex
  • Tin tức
  • Chiến lược giao dịch
  • Bên lề

© 2021 BO - Chuyên trang tin tức về Binary Option.

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Bạn quên mật khẩu?

Điền vào các mẫu dưới đây để đăng ký

Tất cả các trường là bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập