Mô hình flag chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với những người tham gia đầu tư. Đây là một trong những mô hình quan trọng và đáng tin cậy, thường được sử dụng thường xuyên. Vậy mô hình flag là gì, có những đặc điểm nhận dạng gì và cách áp dụng vào trong giao dịch ra sao. Cùng Binary Option Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
- Mô hình Channel là gì? Cách ứng dụng mô hình kênh giá trong đầu tư
- Mô hình pennant là gì? Đặc điểm nhận dạng mô hình
- Khái niệm và cách ứng dụng chỉ báo awesome oscillator trong giao dịch
- Những kiến thức cần biết về mô hình nến Harami
- Swap là gì và một số cách tính chi phí Swap mà bạn cần biết
Contents
Mô hình Flag là gì?
Mô hình lá cờ (Flag) là một trong những mô hình giá có vai trò vô cùng quan trọng trong đầu tư, được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Đây là mô hình báo hiệu giá tiếp diễn đang trong xu hướng tăng hay giảm, nó thường được xuất hiện dưới dạng hợp nhất giữa các nến của xu hướng.

Xét về mặt ý nghĩa thì mô hình flag được xem là một mô hình tiếp diễn xu hướng hoặc là một dạng mô hình “đánh breakout” với việc dùng những lệnh chờ sẵn như buy stop hay sell top.
Cấu trúc của mô hình Flag
Mô hình này sẽ gồm hai bộ phận đó là cán cờ và lá cờ. Cán cờ chính là dấu hiệu đầu tiên để nhận diện mô hình này trên biểu đồ. Đối với mô hình flag trong xu hướng tăng, thì cán cờ sẽ là một nến tăng giá, ngược lại trong mô hình flag của xu hướng giảm thì cán cờ sẽ là một nến giảm giá. Cán cờ cao giúp tăng được tính hiệu quả của mô hình và giúp được các nhà đầu tư dự đoán được thời điểm vào lệnh chuẩn xác hơn.
Theo sau cán cờ sẽ là lá cờ. Là cờ là một kênh giá hồi lại với xu hướng đang đi xuống, tạo bởi hai đường hỗ trợ và đường kháng cự ở vị trí song song nhau và bao bọc biến động giá của kênh hồi.
Là cờ bao gồm những hành động giá với đỉnh và đáy được phân bổ đều. Đồng thời, hành động giá này còn có một ký tự điều chỉnh ở trên biểu đồ. Với cách này thì lá cờ thường sẽ đi ngược lại so với xu hướng giá đang diễn ra trên thị trường.
Các loại mô hình flag
Mô hình flag có hai loại chính là mô hình Bull Flag (mô hình lá cờ tăng) hay mô hình Bearish Flag (mô hình cờ giảm). Để hiểu rõ hơn về hai loại mô hình này ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của nó.
Mô hình Bull Flag (Cờ Tăng)
Mô hình Bull Flag sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh hoặc có thể chỉ sau một đợt tăng nhẹ với độ dốc vừa phải.

Cấu tạo của mô hình này gồm hai đường kháng cự và hỗ trợ song song nhau để tạo thành phần lá cờ, còn phần cán cờ sẽ là một cây nến tăng giá. Phần lá cờ này có một xu hướng chếch xuống phía dưới, ngược lại so với hướng đang đi lên của thị trường.
Khi giá breakout chạm tới đường kháng cự ở trên thì giá sẽ bắt đầu tăng vọt vượt lên mức kháng cự, thị trường lúc này sẽ tiếp tục tăng mạnh và xu hướng tăng sẽ tiếp diễn.
Mô hình Bull Flag này sẽ mang hiệu quả nhất khi nó đang xảy ra trong khoảng ⅓ biến độ giá 52 tuần gần đây nhất.
Mô hình Bearish Flag (Cờ giảm)

Ngược lại so với mô hình Bull Flag, mô hình Bearish Flag được hình thành trong xu hướng giảm mạnh hoặc giảm vừa.
Phần cán cờ lúc này sẽ là một câu nến giảm giá. Phần lá cờ được tạo bằng hai đường xu hướng là hỗ trợ và kháng cự đang song song với nhau, nhưng hai đường này đang có xu hướng chếch lên một chút.
Khi mô hình cờ giảm này kết thúc thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng giảm giá ban đầu.
Mô hình flag trong xu hướng giảm mang lại hiệu quả nhất khi nó xảy ra vào khoảng ⅓ biên giá trong 52 tuần gần nhất.
Xem thêm:
- Phân tích mô hình nến Gravestone Doji trong giao dịch nhị phân
- Dư mua dư bán là gì trong chứng khoán
- Tất tần tật kiến thức về mô hình nến Inside Bar
- Cách tính lợi nhuận forex chi tiết nhất dành cho trader
- Bật mí ưu nhược điểm tài khoản ECN LiteFinance
Ý nghĩa giao dịch của mô hình
- Những lá cờ có biên độ hẹp thường được coi là dấu hiệu điển hình cho mô hình Flag và nó sẽ hiệu quả hơn so với những lá cờ có biên độ rộng, không đều. Biên độ của lá cờ trong mô hình này chính là khoảng cách của hai đường hỗ trợ và kháng cự trong kênh giá hồi.
- Ngoài dấu hiệu là biên độ hẹp, thì lá cờ có cán cao cũng là hình dạng đặc biệt riêng của mô hình flag, và kiểu mô hình này là nằm trong top những mô hình có sự hiệu quả nhất.
- Kênh hồi giá của mô hình thường có hướng đi ngược với xu hướng của cán cờ, nếu như đoạn hồi lại tạo thành một lá cờ có chiều cùng với chiều của xu hướng trước đó thì mô hình đó sẽ là một mô hình không hiệu quả.
- Mô hình flag sẽ cho hiệu quả tốt hơn kênh giá hồi đang diễn ra ít hơn 15 ngày
Cách giao dịch và điểm vào lệnh với mô hình Flag
Mô hình flag là một mô hình có độ tin cậy cao, khi sử dụng các trader nên kiểm tra trước xem mô hình đã có đầy đủ những yếu tố đã được liệt kê ở phần đặc điểm hay chưa để đánh giá được mức độ hiệu quả của mô hình này và tăng được xác suất thành công khi giao dịch.
Điểm vào lệnh

Để dựa vào mô hình flag để thực hiện các giao dịch, nhà đầu tư cần chú ý đến những tín hiệu xác nhận mô hình giá. Mô hình giá flag thường được xác định dựa vào các tín hiệu phá vỡ kênh giá hồi ở trong xu hướng.
Khi mà hành động giá phá vỡ mức kháng cự của kênh giá hồi thì mô hình flag đang ở xu hướng tăng, lúc này nhà đầu tư nên thực hiện lệnh Sell.
Ngược lại, nếu như hành động giá phá vỡ mức hỗ trợ của kênh giá hồi thì đây là tín hiệu xác nhận mô hình flag đang ở trong xu hướng giảm, nhà đầu tư nên tận dụng thời cơ này để vào lệnh Buy.
Điểm cắt lỗ

Việc đặt lệnh cắt lỗ là một việc làm vô cùng cần thiết mỗi khi nhà đầu tư tiến hành giao dịch. Bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được những rủi ro khi giao dịch và cháy tài khoản xuống mức thấp nhất.
Do đó, khi áp dụng mô hình fag chúng ta cũng cần tìm một vị trí thích hợp để đặt lệnh cắt lỗ.
- Điểm đặt lệnh Stop Loss lý tưởng nhất cho cờ tăng là vị trí đáy gần nhất của mô hình, cũng chính là điểm thấp nhất của lá cờ.
- Ngược lại, nếu với mô hình cờ giảm thì ta sẽ đặt lệnh dừng lỗ tại đỉnh cao nhất của mô hình này.
Điểm chốt lời
Về điểm chốt lời khi áp dụng mô hình flag, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 2 phương án như sau:
- Với cách thức đánh nhanh rút gọn: Khoảng chốt lời lúc này sẽ là độ rộng của lá cờ. Có nghĩa là nếu ở giai đoạn lá cờ, giá sẽ di chuyển theo biên độ trong khoảng 20 pip thì mục tiêu chốt lời của bạn khi đó sẽ là 20 pip. Thường thì sau một đợt tăng hay giảm giá nhanh và mạnh mẽ thì thị trường sẽ rất dễ dàng để đạt được mức lợi nhuận này. Nhưng có một nhược điểm ở đây, đó là khoảng chốt lời sẽ bằng với khoản dừng lỗ và tỷ lệ risk/reward sẽ chỉ ở mức 1/1.
- Đối với cách chờ đợi và kiên nhẫn: Nhà đầu tư hãy tính ra số pip của cột cờ. Sau đó lấy số pip này tính từ mức đáy lá cờ (trong trường hợp cờ tăng) hoặc tính từ mức đỉnh của lá cờ (trong trường hợp cờ giảm), bạn sẽ biết được mục tiêu chốt lời.
Lời kết
Đến đây, Binary Option Việt Nam hi vọng rằng bài viết đã giúp các nhà đầu tư các hiểu hơn về mô hình flag, một trong những mô hình giá tiếp diễn đáng tin cậy giúp mang lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào mô hình này cũng đem lại cho các nhà đầu tư những tín hiệu chính xác, vì vậy khi sử dụng nó bạn sẽ cần phải phân tích và nhận định thật cẩn thận và sáng suốt.
Thảo luận về bài viết này