Ngân hàng Thế Giới là một tổ chức được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế của những nước đang phát triển thông qua những chương trình vay. Hiện nay, tổ chức này đã có 187 thành viên tham gia. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngân hàng Thế Giới là gì, mục tiêu và chức năng của tổ chức này là gì?
Contents
Ngân hàng Thế Giới là gì?

Ngân hàng Thế giới (Work Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình cho vay. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm nghèo. Tuy nhiên, trong Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định, vì vậy tổ chức này cũng được coi là một công cụ của Hoa Kỳ để tác động đến chính sách kinh tế của các nước đang phát triển
Ngân hàng Thế giới (WB) khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Thế giới chỉ bao gồm hai cơ quan là: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), trong khi đó Nhóm Ngân hàng Thế giới Ngân hàng Thế giới lại bao gồm thêm ba cơ quan khác: Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA).
Nhóm ngân hàng Thế Giới là gì?

Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa phương với mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất ở các nước này.
Nhóm ngân hàng thế giới WB bao gồm nhóm ngân hàng thế giới wb bao gồm gồm có 5 tổ chức tài chính thành viên là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA)
- Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD): được chính thức thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1945 với trách nhiệm chính là tài trợ cho các nước Tây Âu xây dựng lại nền kinh tế của họ sau Thế chiến II và sau này để phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các quốc gia này phục hồi nền kinh tế, IBRD cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo.
- Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập vào năm 1960 để chuyên tài trợ cho các nước nghèo.
- Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC): được thành lập vào năm 1956 để thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo.
- Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID): được thành lập vào năm 1966 như một diễn đàn để phân xử hoặc hòa giải các tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nước sở tại.
- Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA): được thành lập vào năm 1988 để thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển.
Lịch sử ngân hàng Thế Giới
Ngân hàng Thế giới được thành lập tại hội nghị Bretton Woods năm 1944 với các tổ chức khác bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Cả Ngân hàng Thế giới và IMF đều có trụ sở chính tại Washington DC, và có mối quan hệ thân thiết với nhau.
Mặc dù nhiều quốc gia đã tham dự Hội nghị Bretton Woods, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là những nước mạnh nhất và chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán. Thông thường, người đứng đầu Ngân hàng Thế giới là người Mỹ trong khi người đứng đầu IMF là người châu Âu.
Xem ngay:
- Những điều bạn cần biết về giao dịch Intraday
- Hướng dẫn triển khai chiến lược giao dịch Scalping
- Cách ứng dụng mô hình nến Doji trong quyền chọn nhị phân
- Mô hình sóng Elliott là gì? Cách đếm sóng Elliott trong giao dịch quyền chọn nhị phân
- Equity là gì? Một số ý nghĩa về Equity mà bạn nên biết
Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới

Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới là cung cấp viện trợ kinh tế cho các nước thành viên, chủ yếu là các nước đang phát triển, để củng cố nền kinh tế của họ. Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ hàng loạt dự án đầu tư dài hạn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các dự án về cơ sở hạ tầng, viễn thông, điện, nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp mới, các chương trình xã hội, giáo dục và đào tạo
Phần lớn vốn của Ngân hàng Thế giới được góp bởi các nước thành viên, nhưng Ngân hàng Thế giới cũng vay tiền từ thị trường quốc tế. Ngân hàng Thế giới hoạt động trên một nguyên tắc kinh doanh: chỉ cho vay tiền cho các chính phủ được coi là có thể trả nợ (cả vốn và lãi suất) theo tỷ giá thị trường.
Từ năm 1963, Ngân hàng Thế giới đã thành lập một cơ quan trực thuộc gọi là Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) để cung cấp tín dụng lãi suất thấp cho các nước nghèo. Một công ty con khác của Ngân hàng Thế giới là Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC). IFC được phép đầu tư trực tiếp vào các công ty thông qua việc mua cổ phần của họ.
Nội dung hoạt động của WB
Mục đích của IBRD là giúp các nước thành viên, chủ yếu là các nước tư bản châu Âu, phục hồi nền kinh tế sau Thế chiến II; hỗ trợ các nước đang phát triển về vốn và công nghệ để thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế.
Vốn pháp định của IBRD khi thành lập là 25,226 tỷ USD, được chia thành nhiều cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá trị 100.000 USD. Trong số đó, Mỹ chiếm 6,473 tỷ USD, Anh là 2,6 nghìn tỷ USD, Đức: 1,365 tỷ USD, Pháp: 1,279 tỷ USD, Nhật Bản: 1,203 tỷ USD.
Tính đến năm 1987, tổng số vốn của IBRD lên tới 85,7 tỷ USD. Các hoạt động chính của IBRD là cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên dựa trên các nguyên tắc chính sau:
- Chỉ cho vay đối với các quốc gia có khả năng trả nợ.
- Các khoản vay được thực hiện cho chính phủ hoặc khu vực tư nhân phải được chính phủ bảo lãnh.
- Lãi suất ngân hàng thế giới cho vay thường thấp hơn một chút so với lãi suất của thị trường.
- Nước vay không bắt buộc phải sử dụng tiền vay để mua hàng hóa ở bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Lời kết
Ngân hàng Thế Giới là một trong những tổ chức tài chính hàng đầu Thế Giới. Với những quy định nghiêm ngặt và được quản lý chặt chẽ cũng như chính sách vay với lãi suất thấp hơn thị trường, WB đang không ngừng phát triển và thu hút được nhiều thành viên hơn nữa.Binary Option VN mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức này.