Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới 21/6 – 25/6 với ba thông tin cần chú ý: Dự báo ngành dầu khí có thể tăng trưởng lợi nhuận 741% năm 2021, giá thép phế liệu chưa hạ nhiệt và ngành dệt may Việt Nam nửa cuối năm không lo thiếu đơn hàng… Dưới đây là nội dung chi tiết ba tin tức mới nhất trong ngày hôm nay thứ Hai ngày 21/6.
- Review nền tảng Copy Trade tại LiteFinance
- Phân tích mô hình nến Gravestone Doji trong giao dịch nhị phân
- Định nghĩa chỉ báo ATR và chúng hỗ trợ gì trong giao dịch
- Chỉ số Adx có công dụng gì trong quá trình giao dịch nhị phân?
- Binary.com là gì? Đánh giá sàn Binary mới nhất 2020
Dự báo ngành dầu khí có thể tăng trưởng lợi nhuận 741% năm 2021
Một số dự báo đối với ngành dầu khí: lợi nhuận sau thuế (LNST) của nhóm này sẽ tăng trưởng gần 741% đến từ nhóm “hạ nguồn” bao gồm CTY CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (HN:BSR), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Tổng Công ty Dầu Việt Nam (HN:OIL), trong đó Lọc hóa Dầu Bình Sơn đã thực hiện 213% kế hoạch lợi nhuận năm trong quý 1. Nhưng cũng lưu ý rằng các doanh nghiệp dầu khí đang đưa ra kế hoạch kinh doanh 2021 dựa trên giả định giá dầu bình quân ở mức 45 USD/thùng, thấp hơn rất nhiều so với giá dầu Brent hiện tại (70 USD/thùng).

Giá thép phế liệu chưa hạ nhiệt
Theo Fast Markets, giá thép phế liệu HMS1/2 80:20 ở Việt Nam ngày 14/6 là 520 USD tấn, tăng 4,52 USD/tấn (tương đương 0,8%) so với tuần trước; tăng 11,25 USD/tấn so với tháng trước (tương đương 2,2%). Ngoài ra, giá phế liệu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bangladesh cũng tăng trong thời gian vừa qua.
Ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn khi giá phế liệu thế giới, một trong những vật liệu trong quá trình tạo thành thép, tăng. Lý do vì hàng năm Việt Nam nhập khẩu rất nhiều thép phế liệu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 5 đạt hơn 708.000 tấn, giá trị hơn 288 triệu USD, tăng hơn 18% về lượng và tăng 15,5% về giá trị so với tháng 4. Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt hơn 2,7 triệu tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng gần 27% về lượng và gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ 2020.
Giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép trong tháng 5 đạt 407 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép đạt 401 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu nhập khẩu mới nhất trong 5 tháng đầu năm tại 4 thị trường xuất khẩu phế liệu sắt thép chính cho Việt Nam cho thấy:

Nhập khẩu từ Nhật Bản, thị trường lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1.1 triệu tấn, tương đương gần 516 triệu USD, giảm 7% về lượng, tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 47% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép của Mỹ đạt hơn 540.000 tấn, tương đương hơn 213 triệu USD, tăng 90% về lượng, tăng 193% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Australia đạt 252.500 tấn, tương đương gần 113 triệu USD, tăng 125% về lượng, tăng 271% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Hong Kong đạt 223.000 tấn, tương đương gần 96 triệu USD, tăng 32% về lượng, tăng 118% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
Bên cạnh đó, thống kê cho thấy các thị trường nhập khẩu nhiều phế liệu thép nhất thế giới bao gồm: Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ nhất với hơn 22,4 triệu tấn trong năm 2020. Ấn Độ đứng thứ 2 với gần 5,4 triệu tấn. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Mỹ (4,5 triệu tấn), Hàn Quốc (4,4 triệu tấn), Đài Loan (3,6 triệu tấn), EU-28 (2,9 triệu tấn), Mexico (2,1 triệu tấn), Indonesia (1,4 triệu tấn), Canada (1 triệu tấn).
Thảo luận về bài viết này